Lịch sử FN Five-seven

Quá trình phát triển

Cụ thể, NATO yêu cầu hai loại vũ khí sử dụng loại đạn mới: một khẩu súng tiểu liên và một khẩu súng ngắn. Chúng được gọi với tên Vũ khí phòng vệ cá nhân (viết tắt là PDW) dùng để “cung cấp sự tự vệ cuối cùng trong các tình huống cá nhân đang bị đe dọa trực tiếp bởi kẻ thù”. NATO công bố tài liệu D/296, đề xuất những thông số kỹ thuật ban đầu cho các loại vũ khí mới:

- Loại đạn mới có tầm bắn lớn hơn, chính xác và tin cậy hơn so với loại đạn 9x19mm Parabellum truyền thồng, có thể xuyên qua một số loại áo giáp cá nhân.

- Súng tiểu liên phải có khối lượng ít hơn 3 kg, hộp tiếp đạn có thể chứa ít nhất 20 viên.

- Súng ngắn phải có khối lượng dưới 1 kg, phù hợp nhất là 700g. Hộp tiếp đạn có sức chứa không dưới 20 viên đạn.

- Cả hai loại vũ khí đều có thể sử dụng dễ dàng bởi một tay trong mọi lúc, mọi nơi, phải thật hiệu quả trong tất cả các môi trường và điều kiện thời tiết khác nhau.

FN Herstal là nhà sản xuất vũ khí đầu tiên đáp ứng các yêu cầu của NATO. Họ sản xuất tiểu liên FN P90 sử dụng loại đạn cỡ nhỏ, sơ tốc lớn là 5,7 x 28 mm. Ban đầu, loại đạn này có tên SS90, được sản xuất với khẩu FN P90. Tuy nhiên loại đạn SS90 bị ngưng sản xuất vào năm 1993, thay vào đó là loại đạn 5,7x28mm mới với tên gọi là SS190, sử dụng đầu đạn nặng và ngắn hơn. Đầu đạn ngắn của SS190 cho phép nó được sử dụng dễ dàng hơn bởi khẩu Five Seven đã được phát triển vào cùng thời điểm đó.

Cùng năm đó, Jean-Louis Gathoye đã nộp bằng sáng chế khẩu súng ngắn bán tự động FN Five Seven có cơ chế nạp đạn bằng phản lực bắn giữ chậm tại Mỹ. Năm 1995, FN Herstal công bố chính thức sự phát triển của Five Seven và một nguyên mẫu được công khai vào năm sau. Với vài cải tiến, một khẩu súng ngắn hai hành động được đưa vào sản xuất trong năm 1998. Một mẫu khác với tên gọi Five Seven Tactical được giới thiệu không lâu sau đó. Khẩu súng này được đưa vào phục vụ từ tháng 5/200 khi Cảnh vệ quốc gia đảo Síp mua 250 khẩu về trang bị cho lực lượng đặc nhiệm của họ.

Five-seven được cấu tạo hầu hết bằng nhựa tổng hợp polymer; thậm chí thanh trượt cũng được làm từ polymer.[16]

Đánh giá của NATO

Năm 2002 - 2003, NATO tiến hành hàng loạt thử nghiệm với mục đích chuẩn hóa một loại đạn duy nhất cho vũ khí phòng vệ cá nhân như một sự thay thế cho loại đạn 9x19mm Parabellum. Các cuộc thử nghiệm đã so sánh loại đạn FN 5,7x28mm (dùng trên FN P90 và Five seven) và H&K 4,6x30 mm - loại đạn xuyên giáp cạnh tranh chính với 5,7 x 28 mm, dùng trên tiểu liên Heckler & Koch MP7. Các kết quả thử nghiệm được phân tích kỹ lưỡng bởi nhiều chuyên gia đến từ Canada, Pháp, AnhMỹ. Họ kết luận rằng loại đạn 5,7x28mm hiệu quả hơn so với đối thủ đến từ nước Đức. Tuy nhiên, nước Đức lại không chấp nhận loại đạn mới này, dẫn tới tiến trình chuẩn hóa đạn bị hoãn lại vô thời hạn. Như vậy, cả hau loại đạn 5,7x28 mm và 4,6x30 mm đều được thông qua một cách độc lập bởi các quốc gia NATO khác nhau.

Hiện tại, Five-seven đang phục vụ trong các lực lượng quân sự và thực thi pháp luật của hơn 40 quốc gia trên toàn thế giới. Trong lịch sử, việc tiêu thụ Five-seven đã bị giới hạn bởi các lực lượng của nước Bỉ. Tuy nhiên, trong năm 2004, mẫu Five-seven IOM được giới thiệu cho thị trường dân sự, đi kèm với loại đạn thể thao 5,7x28mm. Phiên bản thể thao này được thiết kế với nhiều sửa đổi, nhưng mẫu súng dành cho thị trường dân sự này đã gặp phải nhiều phản ứng trái chiều từ các tổ chức kiểm soát vũ khí trên thế giới.

Tình trạng hiện tại

Trong lịch sử, doanh số của súng ngắn Five-seven bị FN giới hạn cho các khách hàng thực thi pháp luật và quân đội,[9] nhưng vào năm 2004, mẫu Five-seven IOM mới đã được giới thiệu và cung cấp cho dân sự để sử dụng loại đạn thể thao 5,7×28mm.[17] Phiên bản IOM kết hợp một số sửa đổi đối với thiết kế của vũ khí, chẳng hạn như bổ sung thanh ray phụ kiện M1913, cơ chế an toàn cho hộp đạn và điểm ruồi hoàn toàn có thể điều chỉnh.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: FN Five-seven http://www.lalibre.be/actu/belgique/article/276594... http://www.lalibre.be/actu/international/article/5... http://www.lalibre.be/actu/international/article/6... http://www.mil.be/armycomp/subject/index.asp?LAN=f... http://www.nieuwsblad.be/Article/Detail.aspx?Artic... http://www.senate.be/www/?MIval=/publications/view... http://www.socialisme.be/lsp/archief/2007/08/06/wa... http://www.accessatlanta.com/ajc/epaper/editions/w... http://www.armadainternational.com/09-6/article-fu... http://www.asianmilitaryreview.com/CurrentIssue/dl...